PV: Nhật Bản là thị trường Xuất Khẩu Lao Động ( xuất khẩu lao động Nhật Bản) chủ lực của Việt Nam, dự kiến năm 2015 cung ứngkhoảng trên 20.000 người lao động. Việc đồng yen bị mất giá, nền kinh tế Nhật đang trong giai đoạn khó khăn, có ảnh hưởng gì đến kế hoạch này không?
- Ông giám đốc tập đoàn Nohara Việt và Nhật có mối quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động Việt Nam để thay thế lao động các nước khác như Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nhật đang thiếu khoảng 150.000 lao động xây dựng để phục vụ sự kiện Olympic mùa hè 2020. Việt Nam hoàn toàn có thể tăng số lượng lao động sang Nhật trong năm nay, dựa trên nhiều yếu tố thuận lợi như nói trên.
Chính sách điều hành hiện nay của Thủ tướng Shinzo Abe cho thấy sự tăng trưởng bình ổn của kinh tế Nhật và do vậy sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nào đến việc làm của lao động Việt Nam.
Năm qua, rất nhiều hiệp hội DN, nghiệp đoàn Nhật sang Việt Nam tìm kiếm đối tác ký hợp đồng cung ứng lao động xây dựng. Vì sao có “cơn sốt” tuyển dụng này, thưa ông?
- Như đã nói, chính phủ Nhật Bản đang tập trung toàn lực cho việc triển khai các công trình thể thao trọng điểm để kịp tiến độ tổ chức Olympic mùa hè 2020. Do nguồn nhân công trong nước quá thiếu hụt nên buộc các nhà thầu, DN cần đến một số lượng lớn lao động nước ngoài. Đây là lý do vì sao năm 2014 và đặc biệt trong năm nay, các DN Nhật Bản tiếp tục cần nhiều lao động xây dựng từ Việt Nam. Chúng tôi cũng nằm trong số đó và rất quan tâm đến lao động Việt Nam.
Cụ thể, Nohara đã có kế hoạch gì về hợp tác tiếp nhận lao động Việt Nam?
- Nohara là tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản. Ngoài mạng lưới DN thành viên, chúng tôi có 3.000 khách hàng DN. Hiện chúng tôi đã hợp tác với Công ty CP Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Hà Tĩnh (Haindeco) để tuyển khoảng 1.000 lao động xây dựng. Công ty này đã tích cực hợp tác và bước đầu mở được vài khóa đào tạo thực tập sinh lĩnh vực trang trí nội thất ở TP HCM.
Còn nhớ năm 2004, Việt Nam ồ ạt đưa lao động xây dựng sang Malaysia và ngay sau đó trên 1.000 lao động hồi hương do mất việc làm. Chính phủ và DN Nhật Bản có biện pháp can thiệp nào để ngăn chặn tình trạng tương tự có thể xảy ra?
- Chính phủ Nhật Bản cũng như DN ý thức rõ những rủi ro có thể xảy ra ở lĩnh vực này nên có những biện pháp can thiệp phù hợp. Cụ thể, quốc hội Nhật Bản đã thông qua đề xuất tăng thời gian làm việc từ 3 năm lên 5 năm đối với lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chế độ thực tập sinh ở lĩnh vực xây dựng. Việc kéo dài thời hạn này giúp các nhà thầu, DN chủ động về mặt nhân công để đáp ứng tiến độ thi công các công trình phục vụ Olympic mùa hè. Khi kết thúc công trình này, để phục vụ cho công cuộc tái kiến thiết đất nước, người lao động (NLĐ) tiếp tục được bố trí ở những công trình khác, không lo thiếu việc làm.
Chúng tôi cũng ý thức việc phòng tránh rủi ro cho NLĐ thông qua việc cam kết bố trí việc làm đầy đủ, kể cả vấn đề an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe. Ngay cả khách hàng của Nohara, để được cung cấp lao động, cũng phải chứng minh có đủ năng lực tài chính, năng lực sản xuất, bảo đảm việc làm, thực hiện chế độ chính sách cho NLĐ hay không.