Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam đưa được 106.840 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 10 % so với kế hoạch đề ra.
Đáng chú ý là tại các thị trường trọng điểm truyền thống và có thu nhập cao, số lượng lao động Việt Nam tăng đáng kể so với năm 2013 như thị trường Đài Loan (Trung Quốc) là 62.000 lao động, tăng 34%; Nhật Bản là 20.000 lao động, tăng 108%...
“Điểm sáng” Đài Loan, Nhật Bản
Ông Đinh Công Cần, thôn Bông Lau (xã Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Gia đình tôi có 5 người con thì 4 người đi xuất khẩu lao động sang Malayxia và Đài Loan (Trung Quốc).
Các con đã gửi về cho tôi được 270 triệu đồng để mua trâu bò, sửa sang lại nhà cửa, đời sống được cải thiện. Nhà các con tôi cũng được làm khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt”.
Theo ông Nguyễn Đức Lành, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Lào Cai, những người đã đi xuất khẩu lao động đều có thu nhập tốt hơn và có tiền gửi về giúp cho gia đình tái đầu tư sản xuất, trả phần lãi vay ngân hàng, sửa sang nhà cửa. Đặc biệt, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường ổn định và có thu nhập tốt.
Ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cũng cho biết, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương cơ bản khá trong các thị trường hiện có (xấp xỉ 630 USD).
Đây cũng là thị trường có hành lang pháp lý bảo vệ người lao động khá đầy đủ từ cả hai phía và có sự phù hợp trên nhiều phương diện với nguồn lực lao động Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng có nhiều nỗ lực trong việc tuyển chọn, đào tạo để nâng dần chất lượng nguồn cung cho thị trường lao động Đài Loan. Đồng thời, Cục cũng đẩy mạnh thanh tra, xử lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu phí quá cao đối với người lao động.
Khai giảng lớp đào tạo điều dưỡng, hộ lý đi Nhật. Ảnh: Văn Hà |
Với thị trường Nhật Bản, trong 2 năm 2013 - 2014, số lượng thực tập sinh của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng mạnh, đạt mức trên 10.000 người năm 2013 và gần 20.000 người năm 2014.
Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất của thị trường Nhật Bản đối với lao động Việt Nam là thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may.
Thị trường lao động Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản tiếp tục được coi là thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động trong năm 2015. Đáng chú ý là với thị trường Nhật Bản, sẽ tập trung ngành nghề xây dựng, cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ 2015 đến 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn thành hợp đồng về
“Với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề hiện nay, cộng với khả năng ngoại ngữ ngày càng tốt của lao động Việt Nam, khả năng tiếp cận với thị trường lao động trình độ cao ở nước ngoài của lao động Việt Nam là hoàn toàn có thể”, ông Tống Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết. |
nước trước đây.
Ngoài thực tập sinh, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý. Đây cũng là những cơ hội để lao động Việt Nam có thể sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.
Mở rộng thị trường
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, cùng với việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống, Cục sẽ hướng đến việc mở rộng các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt cho người lao động, trong đó, ưu tiên vẫn là lao động đã qua đào tạo, có trình độ.
Thực tế, nhu cầu tiếp nhận lao động trình độ cao của các quốc gia vẫn luôn có, tuy nhiên lao động Việt Nam không có nhiều cơ hội, do chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, tay nghề, và ngoại ngữ.
“Hai năm trở lại đây, lao động trình độ cao của Việt Nam, đặc biệt là lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý có nhiều cơ hội đi làm việc ở nhiều nước hơn khi Cục Quản lý lao động ngoài nước được Bộ LĐTBXH giao trực tiếp thực hiện hai Chương trình hợp tác với Nhật Bản và CHLB Đức trong việc tuyển chọn, đào tạo và đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam sang làm việc tại hai quốc gia này”, ông Tống Hải Nam cho biết.
Cùng với mục tiêu đẩy mạnh nguồn lao động có chất lượng, Việt Nam cũng tập trung đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo, đi làm việc ở nước ngoài. Cục Quản lý lao động ngoài nước và Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã có những hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nguồn lao động.
Hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước đang triển khai Dự án Hỗ trợ đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có chương trình Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao theo Thỏa thuận quốc gia, hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.