Nhiều bạn đang băn khoăn sang Nhật rồi sẽ học cái gì sau thời gian học dự bị (học tiếng). Sau đây tôi xin đăng bài nói về các ngành học phổ biến tại Nhật: Nội dung đào tạo các trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản thường đào tạo, tuyển sinh du học ngoài nước - Thông tin cần thiết cho các bạn chuẩn bị đi du học Nhật Bản, cung cấp đầy đủ chi tiết chương trình và các ngành học ở trường đại học Nhật Bản.
Nhật Bản nổi tiếng với những trường Đại học uy tín, chất lượng như Tokyo, Kyoto và viện nghiên cứu khoa học Tokyo đều nằm trong top 100 Trường Đại học hàng đầu thế giới.
Nội dung đào tạo của các trường Đại học ở Nhật Bản chi tiết và rõ ràng công khai trước mỗi kỳ tuyển sinh, hướng tới tính đa dang chuyên sâu, coi trọng chất lượng đầu ra.
1. Khối khoa học nhân văn
Là lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng về tâm lý và hành động của con người, giải thích và làm sáng tỏ bản chất của con người. Đối tượng nghiên cứu là hành vi ngôn ngữ-công cụ giao tiếp, lịch sử lý giải quá trình phát triển của loài người, tư tưởng tôn giáo tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn, nên văn hóa, văn minh của nhân loại… Dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà nghiên cứu, sinh viên tiến bước trên con đường thênh thang này.
Môn học: Triết học, Tôn giáo học, Văn học Nhật, Ngoại ngữ, Lịch sử, Khảo cổ, Địa lý, Tâm lý học, Văn hóa, Thông tin thư viên…
2. Khối khoa học xã hội
Gồm những ngành nghiên cứu sự hình thành và cơ cấu xã hội, những hiện tượng xảy ra trong đời sống hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Có nhiều nghành liên quan đến kinh tế, thương mại. Bên cạnh việc đào tạo những những ngành nghề chuyên môn như luật gia, tư vấn kinh doanh, còn đào tạo những kiến thức tổng thể hữu ích cho bất cứ công việc nào.
Môn học: Luật học, Chính trị, Kinh tế, Thương mại, Kinh doanh, Xã hội học, Phúc lợi, Du lịch, Tin học…
3. Khối khoa học tự nhiên
Gồm những bộ môn nghiên cứu vẽ hiện tượng tự nhiên, những tri thức hữu ích cho phát triển khoa học kỹ thuật. Có nhiều môn học, từ những môn học cơ bản như toán học, vật lý, sinh vật đến những môn học khoa học mũi nhọn với trình độ rất cao. Là bộ phận quan trọng trong nội dung đào tạo của các trường Đại Học Nhật Bản.
Môn học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh vật, Địa lý…
4. Khối kỹ thuật công nghiệp
Gồm những bộ môn nghiên cứu tri thức, kỹ thuật “tạo ra sản phẩm” làm cho xã hội sung túc hơn như những hệ thống điều hành, máy móc, trang thiết bị…
Điểm khác biệt với bộ môn công nghiệp của Trung cấp chuyên nghiệp là ở chỗ không chỉ nắm bắt được kỹ thuật tạo ra sản phẩm mà nghiên cứu những kỹ thuật tiên tiến nhất đang phát triển từng ngày. Sau khi tốt nghiệp, nhiểu sinh viên đi theo con đường nghiên cứu, khai thác và phát triển.
Môn học: Kỹ thuật cơ khí, Điện- Thông tin, Điện – Điện tử, Tin học, Xây dựng, Môi trường, Kiến trúc, Vật lý ứng dụng, Hóa học ứng dụng, Nàng lượng nguyên tử, Gia công cơ khí, Kỹ thuật vật liệu, Kỹ thuật hàng hải – hàng không, Kinh doanh, Sinh vật học, Tài nguyên học, Hệ thống- điều khiển …
5. Khối nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực đi đầu thời đại thể hiện qua phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học. Các bộ môn nông nghiệp được kỳ vọng nhiều về mặt xã hội do tập trung nghiên cứu việc cung cấp ổn định và sử dụng hữu hiệu nguồn tài nguyên lương thực thực phẩm, bảo vệ hệ sinh thái của sinh vật bằng cách bảo toàn và tái sinh môi trường tự nhiên. Lĩnh vực này thu hút khá nhiều bạn du học Nhật Bản theo học và có xu hướng tăng mạnh.
Môn học: Nông nghiệp, Hóa học nông nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp, Kinh tế học nông nghiệp, Thú y, Chăn nuôi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Sản xuất sinh vật, Tài nguyên sinh vật….
6. Khối y tế, bảo vệ sức khỏe
Mọi người đểu biết những ngành học 6 năm như y khoa, nha khoa, dược, nhưng gần đây cùng với việc mở rộng chăm sóc y tế theo khu vực, theo nhóm nên số khoa đào tạo nhân viên bảo vệ sức khỏe như điều dưỡng viên đã tăng lên rõ rệt. Mục đích của hệ 4 năm đào tạo những chuyên viên có kiến thức y tế cao hơn, nhân sinh quan phong phú hơn, là lĩnh vực được quan tâm và thu hút khá nhiều học sinh lựa chọn để du học Nhật Bản.
Môn học: Y học, Răng, Dược, Điểu dưỡng, Kỹ thuật bảo vệ sức khỏe- vệ sinh- y tế, Khoa học tuổi thọ, Khoa học sức khỏe, Thể thao, Chăm sóc phúc lợi, Phục hói chức năng, Vật lý trị liệu…
7. Khối gia chánh và đời sống
Gồm những môn học lý luận và kỷ thuật cần thiết để tạo nên môi trường sống lành mạnh, thoải mái, tiếp cận một cách tổng hợp về môi trường xung quanh cuộc sống của chúng ta mà trước hết là ăn, mặc, ở. Đặc điểm của ngành này là phạm vi nghiên cứu rộng và nhiều đề tài được xã hội quan tâm nhiểu như phòng ngừa bệnh thói quen sinh hoạt của phụ nữ, vấn đê’ sinh thái….
Môn học: Gia chánh, Khoa học tuổi thọ, Món ăn, May mặc, Ăn ở, Dinh dưỡng…
8. Khối giáo dục
Ở đây đào tạo giáo viên cho những trường yêu cầu phải có chứng chỉ dạy học. Nếu là dạy ở đại học, thì không chỉ là học để lấy chứng chỉ mà còn phải coi trọng các môn như “Giáo dục học” nghiên cứu mục đích và cơ chế vốn có của giáo dục. Phạm vi nghiên cứu rất rộng và được tiếp cận từ mọi ngành học như triết học, tâm lý học, xã hội học, sinh lý học.
Môn học: Giáo dục học, Đào tạo giáo viên, Giáo dục thể chất, Nhi đồng học, Giáo dục mầm non…
9. Khối nghệ thuật
Gồm những bộ môn đòi hỏi tính sáng tạo và kỹ thuật thể hiện của nghệ thuật. Mục tiêu là đào tạo những nghệ sĩ hay những nhà sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật như mỹ thuật, thiết kế, âm nhạc. Đặc điểm của khối này không chỉ học kỹ thuật trình diễn mà còn học cả lý luận làm cơ sở cho sự thể hiện nghệ thuật.
Môn học: Mỹ thuật, Thiết kế, Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Điện ảnh, Phát thanh, Sân khấu, Văn nghệ, Thẩm mỹ….
10. Khối tổng hợp
Hiện nay, các trường đại học Nhật Bản đều đang tiến hành cải cách giáo dục. Các môn học vốn có hiện nay thay đổi đến chóng mặt. Đặc biệt, quan niệm “Liberal Art” đang thâm nhập trong những lĩnh vực rộng lớn của cả khoa học xã hội lẫn tự nhiên, nhiều môn học ra đời vượt ra ngoài khuôn khổ của hệ thống môn học từ trước đến nay. Để tiếp thụ được những lĩnh vực rộng lớn người ta đang thực hiện những thử nghiệm mang tính bước ngoặt như liên kết với các trường đại học khác, lấy tín chỉ lẫn của nhau….Trong lĩnh vực này, có thể học nhiều các môn học một cách có hệ thống.
Môn học: Giáo dưỡng học, Môn học tích hợp, Nhân loại học, Quan hệ quốc tế, Media, Chính sách tổng hợp, Tin học môi trường, Xã hội học khu vực, Thông tin liên lạc…